Phòng chống Dịch sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết (SXH) đã và đang hoành hành ở nhiều nơi trên cả nước và diễn biến hết sức phức tạp. Để giúp các con học sinh hiểu thêm về bệnh SXH cũng như mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này và biết cách phòng tránh, trường Tiểu học Quan Hoa chia sẻ những thông tin tuyên truyền về cách phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.

1. Bệnh Sốt xuất huyết là gì:

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes Aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

2. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết:

– Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.

– Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

– Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, giếng nước, hốc cây,… các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa,…

3. Đường lây:

4. Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết:

5. Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:

– Hiện nay ở Việt Nam bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

– Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

6. Làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết:

Khi nghi ngờ bị SXH thì đưa ngay người bệnh đi khám. Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà như sau:

– Nghỉ ngơi tại nhà.

– Cho uống nhiều nước, uống dung dịch Orezol, nước trái cây. Cho ăn nhẹ như: cháo, súp hoặc sữa.

– Hạ sốt với Paracetamol, lau mát người khi sốt cao.

 Theo dõi bệnh nhân khi có bất kỳ dấu hiệu sốt xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng như: sốt li bì, bứt dứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều thì cần đưa ngay đến bệnh viện.

7. Các biện pháp phòng chống dịch:

Vì sức khỏe của trẻ, mỗi gia đình và của cả cộng đồng, trường Tiểu học Quan Hoa kêu gọi tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết.


Tác giả: Trường TH Quan Hoa